Khi đi mua máy tính thì việc xem cấu hình laptop là điều cần thiết bởi bạn có thể kiểm tra thông tin của máy tính có giống như được giới thiệu hay không. Tuy nhiên, làm cách nào để có được thông tin cấu hình một cách chính xác, nhanh chóng. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn 4 cách đơn giản nhất để kiểm tra cấu hình laptop. Hãy theo dõi.
1. Dùng lệnh Msinfo32

Dùng lệnh msinfo32 để xem các thông số máy tính
Đối với các dòng máy đang chạy hệ điều hành từ Window 8.1 và 10 thì bạn có thể dùng cách này để kiểm tra cấu hình máy. Bấm chọn phím cửa sổ + R, sau khi cửa sổ được mở ra, hãy nhập vào dòng lệnh msinfo32. Mọi thông tin về máy tính như cấu hình, phần cứng, phần mềm và các thành phần khác trên máy đều được hiện ra trong cửa sổ System Information.
Bạn sẽ biết được chính xác hệ điều hành của máy là phiên bản 32bit hay 64bit, tên nhà sản xuất máy, bộ vi xử lý, số ram cấu hình, … Nếu muốn biết thêm về các thông số khác chi tiết hơn của máy, bạn có thể bấm chọn vào menu bên trái.
2. Dùng Computer Properties
Thao tác kiểm tra cấu hình laptop này được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho các dòng Window từ XP cho tới dòng Window 10.

Mở cửa sổ System ra để xem cấu hình của máy bằng cách chọn Properties khi click phải vào This PC
Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý đối với các dòng Window 8 trở lên. Nhấp chuột phải vào This PC trên Desktop, sau đó bấm chọn Properties. Một cửa sổ mới hiện ra, tất cả thông tin về cấu hình máy đều được thể hiện tại cửa sổ này.

Cửa sổ chứa thông số chi tiết, bạn dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết
Riêng đối với các dòng Window 7 trở về trước, bạn có thể làm theo cách sau đề tìm ra cấu hình máy. Chọn Start, di chuột đến dòng My Computer, sau đó bấm chuột phải, nhấn chọn Properties. Cũng tương tự như Window 8 trở lên, một cửa sổ mới hiện ra, các thông tin về hệ điều hành, thông số của RAM, CPU, tên máy tính, … đều có đầy đủ.
>>> Xem thêm: Tại sao laptop bị xanh màn?
3. Dùng dòng lệnh Dxdiag
Dùng dòng lệnh dxdiag để kiểm tra cấu hình laptop có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Bởi cách này rất cổ xưa, không còn phổ biến ở ngày nay nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm được những thông tin cần thiết nhờ sử dụng cách này.
Để thực hiện, nhấn giữ phím cửa sổ + R, cửa sổ Run mở ra, nhập dòng lệnh dxdiag vào, sau đó nhấn Enter.

Chi tiết về cấu hình máy được thể hiện rõ sau khi bạn thực hiện dòng lệnh dxdiag
Cũng tương tự như cửa sổ Computer Properties, Dxdiag vẫn sẽ hiện những thông số về máy như cấu hình, nhà sản xuất, số RAM, … Tuy nhiên, cửa sổ này còn có các chỉ số hấp dẫn khác như chỉ số về âm thanh – Sound hay về màn hình – Display và các thiết bị khác như chuột hay bàn phím.
4. Kiểm tra cấu hình laptop bằng CPU-Z
Cách cuối cùng để kiểm tra cấu hình máy tính mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn là sử dụng phần mềm CPU-Z. Đầu tiên, bạn phải cài đặt phần mềm này vào máy, sau đó, giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số như Caches, Mainboard, CPU, SPD, Bench, Graphics và About. Như vậy là bạn đã xem thông tin máy tính được rồi nhé!

Cửa sổ phần mềm CPU-Z
Tab CPU: Tab này cho chúng ta biết về tên CPU, tốc độ bao nhiêu, chạy cấu hình i3, i5 hay i7.
Tab Caches: Tab này cung cấp toàn bộ thông tin về bộ nhớ đệm của CPU.
Tab Mainboard: Một số thông tin về bo mạch chủ như tên hãng, mẫu hay phiên bản đều có tại đây.
Tab Memory: Tab này là nơi thể hiện các thông số của RAM như dung lượng, loại, tốc độ.
Tab SPD: Các khe cắm RAM trên máy tính có thông số cụ thể tại đây. Bạn có thể biết được có bao nhiêu khe cắm, mỗi khe có dung lượng RAM như thế nào. Nhấn chọn vào Slot #, tùy vào mỗi máy sẽ có số lượng các khe cắm khác nhau. Trong hình, loại máy này đang sở hữu 2 khe cắm.
Trên đây là một số cách để bạn kiểm tra cấu hình laptop của mình. Hãy lưu ý và thực hiện để xem được chính xác các thông số trong máy.