Cách phòng tránh virus máy tính

cach-phong-tranh-virus-may-tinh2

Trong những ngày gần đây, chủng mới của virus Corona đã gây xáo trộn đời sống và xã hội trên khắp thế giới. Sự nguy hiểm của virus nCoV ai cũng đã biết. Nhưng bạn có biết ngay cả trên máy tính cũng từng có những virus đáng sợ như virus Corona? Việc phòng tránh virus máy tính thường không được nhiều người sử dụng laptop chú ý. Nhưng việc này rất quan trọng vì những vụ việc tin tặc đã xảy ra trước đây đã tiêu tốn không chỉ dữ liệu mà cả tiền bạc nữa. Hãy cùng Phú Gia điểm lại những virus máy tính nguy hiểm nhất. Đồng thời cũng tìm hiểu cách phòng tránh virus máy tính nhé!

Những loại virus máy tính nguy hiểm nhất lịch sử

Trên thực tế, có rất nhiều loại virus máy tính gây thiệt hại tiền của. Nhưng dưới đây sẽ là 5 con virus chiếm nhiều dữ liệu nhất, nguy hiểm nhất. Biết được các vụ việc này sẽ giúp nhiều người nhận thấy tầm quan trọng của việc phòng tránh virus máy tính đó.

Virus Melissa (1999)

Ngày 26/3/1999, virus W97M/Melissa đã bị phát tán lây nhiễm ở mức độ toàn cầu. Đây là loại virus dạng dạng kịch bản macro trong Word. Chúng sử dụng phần mềm Microsoft Outlook để gửi mail đính kèm phiên bản virus đến 50 địa chỉ email trong danh sách liên lạc của người dùng. Khi nhấn vào file .DOC đính kèm đó, virus Melissa sẽ bắt đầu lây nhiễm vào máy tính và lặp lại chu trình phát tán như trên.

cach-phong-tranh-virus-may-tinh
Cách phòng tránh virus máy tính

 

Melissa là 1 trong những virus máy tính đầu tiên được chú ý

Ngày đó, các cách phòng tránh virus máy tính chưa thực sự rộng rãi nên nhiều người chưa biết những mối nguy hiểm tiềm tàng này. Thông điệp của e-mail có câu: “Here is that document you asked for…don’t show anyone else.” Quả là rất tò mò phải không nào!

Theo thống kê, con virus máy tính này đã lây nhiễm vào 15/20 máy tính doanh nghiệp trên toàn cầu. Chúng phát tán nhanh đến nỗi Intel, Microsoft và một số hãng phần mềm khác sử dụng Outlook buộc phải đóng toàn bộ hệ thống email để hạn chế thiệt hại. Nhưng cuối cùng, con virus này đã gây thiệt hại 300-600 triệu USD trên toàn cầu và là con virus máy tính được chú ý nhiều nhất lúc bấy giờ.

Virus ILOVEYOU (2000)

Chưa đầy 1 năm sau khi virus Melissa bị phát tán thì lại có 1 con virus máy tính khác xuất hiện. Ngày 3/5/2000, virus ILOVEYOU lần đầu được phát hiện tại Hồng Kông. Sau đó chúng được lan truyền qua email với tiêu đề ILOVEYOU cùng file đính kèm: Love-Letter-For-You.TXT.vbs. Virus ILOVEYOU cũng có cách thức lan truyền giống Melissa. Chúng sẽ tự động gửi file tới các địa chỉ trong Outlook.

cach-phong-tranh-virus-may-tinh1
Cách phòng chống virus i love you

Virus ILOVEYOU lan truyền virus qua email

Khi mở file này, nó sẽ tự động gửi file cho mọi người trong danh bạ Outlook. Virus máy tính này có thể tiếp cận trên 50 triệu người dùng trong vòng 10 ngày. Virus ILOVEYOU ghi đè các tệp tin nhạc, ảnh và một số định dạng khác với bản copy của chính nó. Không những thế, virus còn tìm kiếm tên và mật khẩu người dùng và gửi chúng tới email của người tạo ra virus này. Ước tính chi phí để loại bỏ virus ILOVEYOU lên đến 15 tỷ USD.

>> Xem thêm: Các lỗi thường gặp trên laptop và cách khắc phục

Virus Sobig.F (2003)

Một trong số những ví dụ để cảnh tỉnh nhiều người về việc phòng tránh virus máy tính là virus Sobig.F. Chúng đã gây thiệt hại 5-10 tỷ USD khắp toàn cầu. Sobig.F được phát tán rộng rãi vào ngày 19/8/2003 và đã lập kỷ lục là tạo ra hơn 1 triệu bản copy của virus chỉ trong 24 giờ đầu tiên. Lại một lần nữa, đây cũng là con virus lây nhiễm vào máy tính thông qua email.

Khi được kích hoạt, chúng sẽ tự gửi bản sao của nó tới tất cả địa chỉ liên lạc trong danh sách liên lạc của người dùng. Con virus này đã tự “phân huỷ” chỉ sau gần 1 tháng và không còn là mối đe doạ nữa. Đến nay vẫn chưa biết ai là kẻ chủ mưu tạo ra Sobig.F mặc dù Microsoft đã treo giải thưởng 250 nghìn USD cho việc này.

Virus WannaCry (2017)

Có thể những con virus máy tính trên không được nhiều người biết tới. Nhưng chắc chắn WannaCry là 1 trường hợp được cả cộng đồng công nghệ nhớ đến. Mặc dù các cách phòng tránh virus máy tính đã được rộng rãi hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là con virus máy tính nguy hiểm nhất. Phần mềm này đã lan truyền từ 200 nghìn đến 300 nghìn máy tính trên toàn thế giới.

WannaCry là một dạng phần mềm “tống tiền” bằng cách khóa các dữ liệu trên máy tính của người dùng. Sau đó mã hoá chúng khiến người dùng không truy cập dữ liệu đó được nữa. Khi bị nhiễm, màn hình sẽ hiển thị cảnh báo màu đỏ và hai lần đếm ngược. Lần đếm ngược đầu tiên sẽ tăng dần yêu cầu tiền chuộc và lần sau là cảnh báo file sẽ bị xóa vĩnh viễn.

Virus WannaCry rất nguy hiểm

Để truy cập lại dữ liệu, người dùng phải trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin. Nhưng ngay cả khi trả tiền chuộc, chưa chắc đã có thể truy cập trở lại các dữ liệu. Tội phạm mạng đã nhận được khoản thanh toán trên 130,600 USD. Một trong những nạn nhân lớn nhất của WannaCry là National Health Service ở Anh và nhiều tổ chức y tế sử dụng các hệ điều hành cũ như Windows XP.

Cách phòng tránh virus máy tính cần biết

Có thể thấy việc phòng tránh virus máy tính là rất quan trọng. Vấn đề này đã được đề cập đến ngay khi bạn còn đang đi học môn tin học ở trường. Tuy nhiên, nhiều người dùng laptop và PC vẫn khá thờ ơ với việc này. Một khi virus xâm nhập vào máy tính sẽ làm bạn mất dữ liệu hoặc thậm chí là tiền bạc. Hãy cùng tham khảo một số cách phòng tránh virus cho laptop nhé!

Sử dụng phần mềm diệt virus

Rõ ràng cách phòng tránh virus máy tính hiệu quả nhất là cài đặt các phần mềm diệt virus. Hiện nay có rất nhiều phần mềm diệt virus và bạn chỉ cần lựa chọn phần mềm hiệu quả nhất. Để đảm bảo an toàn cho laptop khỏi những nguy cơ an ninh mạng, người dùng nên tự trang bị cho mình một phần mềm diệt virus đáng tin cậy có thể diệt được hầu hết các virus hiện nay.

cach-phong-tranh-virus-may-tinh3
Cách phòng tránh virus

 

Phòng tránh virus máy tính bằng các phần mềm diệt virus

Đồng thời, phần mềm diệt virus đó còn phải đáp ứng các điều kiện như hỗ trợ tường lửa, bàn phím bảo mật, ngăn chặn website độc hại,…

>> Xem thêm: Những phần mềm test máy tính tốt nhất hiện nay

Không download bất cứ thứ gì không rõ nguồn gốc

Chắc hẳn người dùng đã rất quen với những quảng cáo pop up hoặc những nút download giả mạo. Nhưng nhiều người vẫn khá ngây ngô bấm vào download giả mạo này. Thực chất đây sẽ là một tập tin hoặc trình cài đặt độc hại. Đa phần là mã độc hoặc phần mềm quảng cáo và có thể có chứa virus. Thường thì những nút download này còn nổi bật hơn cả nút download thật khiến nhiều người không chú ý.

Bạn cần chú ý kiểm tra xem trang web hiển thị này có là trang web thường dùng để tải tài nguyên. Trang web này có đáng tin cậy không. Trước khi nhấn nút download đó thì bạn hãy lia chuột đến. Nhìn xuống dưới thanh trạng thái của trình duyệt để xem đường link có an toàn hay không. Những đường link có gắn chữ “ads” thường sẽ là trang giả mạo.

Cách phòng tránh virus

Những nút download giả mạo có thể chứa virus

Bên cạnh đó còn là các quảng cáo pop-up kiểu “máy bạn đang nhiễm virus”,… Đây đều là những quảng cáo đánh lừa người dùng để người dùng tải mã độc, phần mềm độc hại về máy. Bạn hãy tắt ngay những cửa sổ này nhé. Nếu cảm thấy không an toàn, không bấm tải hay bấm vào bất cứ quảng cáo nào.

Cảnh giác khi mở các file đính kèm

Như bạn có thể thấy, hầu hết các vụ virus nhiễm vào máy tính đều là qua file đính kèm trên email. Đây là phương thức phổ biến nhất mà hacker dùng để lây lan virus. Ngày nay, hacker đã chuyên nghiệp hơn khi sử dụng email giả dạng email quan trọng để lan truyền virus. Người dùng khi click vào sẽ bị virus lây nhiễm, phá hoại tập tin. Sau đó chính email người dùng lại tiếp tục gửi email cho những người khác trong danh bạ.

Để phòng tránh virus máy tính thì bạn tuyệt đối không nhấp vào bất kỳ file đính kèm trong email nào gửi từ người lạ. Đặc biệt là các email có đính kèm tập tin. Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ quét email spam và các email độc hại.

Quét thiết bị ngoại vi trước khi mở

Một biện pháp nữa cũng không kém phần quan trọng để phòng tránh virus máy tính là quét các thiết bị ngoại vi khi kết nối. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện các tập tin mới cũng như thiết bị mới kết nối có an toàn hay không. Đồng thời, chúng sẽ ngăn chặn trước khi các phần mềm độc hai, virus, mã độc xâm nhập vào máy tính.

Cách phòng tránh virus

Có thể USB cũng bị nhiễm virus và lây lan cho toàn bộ laptop

Như vậy những cách trên đều rất dễ thực hiện phải không nào! Chỉ với một vài bước nhỏ thôi là bạn đã có thể phòng tránh virus máy tính rồi. Việc phòng tránh virus máy tính là cực kỳ quan trọng.

Hy vọng với những vụ việc virus xâm nhiễm máy tính trên, bạn đã hiểu thêm về những con virus máy tính nguy hiểm nhất. Qua đó có thể tìm cách phòng tránh virus máy tính hiệu quả nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận và Phú Gia sẽ giải đáp ngay cho bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều người cũng biết cách phòng tránh virus máy tính nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0971 658 999